Phong cách Zen trong nội thất không chỉ đơn thuần là một xu hướng thiết kế, mà còn là nghệ thuật sống mang đến sự thanh tịnh và cân bằng cho tâm hồn. Lấy cảm hứng từ triết lý Phật giáo, phong cách Zen đề cao sự đơn giản, tinh tế và kết nối sâu sắc với thiên nhiên. Hãy cùng ICADVietnam tìm hiểu khái niệm và bí quyết thiết kế nội thất chuẩn Zen trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
1. Tổng quan chung về phong cách Zen
1.1. Hiểu đúng phong cách Zen là gì?
Zen hay (Phong cách Thiền) là phong cách thiết kế của Nhật Bản, tập trung vào sự đơn giản, tinh tế và giảm thiểu sự rối rắm, tạo nên một không gian dễ chịu và yên bình. Mục tiêu của Zen là tạo ra không gian thanh tịnh, thư giãn và hòa hợp với thiên nhiên.
1.2. Nguồn gốc phong cách Zen thiền?
Phong cách Zen trong thiết kế nội thất bắt nguồn từ Phật giáo Thiền Tông, một giáo phái tâm linh có nguồn gốc sâu xa từ Ấn Độ, phát triển ở Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản trong khoảng cuối thế kỷ 12 hoặc đầu thế kỷ 13.
Trải qua nhiều thế kỷ, người Nhật Bản đã áp dụng các nguyên lý Zen vào thiết kế nội thất, tạo ra những không gian chú trọng sự đơn giản, hài hòa và kết nối mạnh mẽ với thiên nhiên.
Ngày nay, các nguyên lý Zen đã được áp dụng rộng rãi và điều chỉnh phù hợp với xu hướng hiện đại, tạo nên một phong cách Zen đương đại hoàn hảo cho không gian sống.
2. 5 Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất Zen
2.1. Cửa lùa – Shoji
Cửa Shoji là một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách Zen Nhật Bản. Được làm từ khung gỗ và giấy bản, cửa Shoji không chỉ tạo ra không gian thoáng đãng mà còn giúp tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Với đặc tính xuyên sáng, cửa Shoji trở thành biểu tượng của sự giản dị và tĩnh lặng, mang lại cảm giác thanh thoát và gần gũi với thiên nhiên trong không gian sống.
2.2. Lót sàn bằng chiếu Tatami
Một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách thiết kế nội thất Zen là việc sử dụng chiếu Tatami để lót sàn, tạo nên một không gian mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản.
Chiếu Tatami được chế tác tỉ mỉ từ rơm lúa mạch hoặc cỏ bàng bền bỉ. Tatami không chỉ mang đến cảm giác êm ái và dễ chịu mà còn là yếu tố phản ánh rõ triết lý tối giản của phong cách Zen, tiết chế trong trang trí nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp thanh thoát và tinh tế.
2.3. Sử dụng các kỹ thuật DIY
Phong cách Zen khuyến khích việc áp dụng các kỹ thuật DIY (Do It Yourself) trong thiết kế nội thất. Không dừng lại ở việc giúp tiết kiệm chi phí mà DIY còn là chìa khóa kết nối sâu sắc giữa con người và không gian.
Quá trình sáng tạo và tự tay hoàn thiện nội thất là một phương pháp hiệu quả giúp tâm tĩnh tại và hướng đến các giá trị, triết lý thiền định và cảm giác bình yên sâu sắc giữa cuộc sống hỗn loạn thường ngày.
2.4. Đề cao yếu tố tự nhiên
Vật liệu tự nhiên
Phong cách Zen Nhật Bản đề cao sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre, nứa giấy washi…
Những vật liệu này không chỉ mang đến vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi mà còn giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn về triết lý “Mono no aware” – vẻ đẹp của những thứ ngắn ngủi hoặc nhất thời, tạo nên một không gian khiến mọi yếu tố được trân trọng và thể hiện tính vô thường của vạn vật.
Đưa thiên nhiên vào không gian nội thất
Trang trí với các loại cây xanh đặc trưng như Bonsai và dương xỉ là yếu tố không thể thiếu trong phong cách Zen Nhật Bản, mang đến một không gian tươi mới và thư thái.
Bên cạnh đó, nghệ thuật cắm hoa Ikebana còn là cách thể hiện tinh thần Zen một cách tinh tế, giúp gia tăng sự kết nối và cân bằng giữa con người với thiên nhiên.
2.5. Đồ nội thất tối giản có trọng tâm thấp
Phong cách Zen luôn hướng đến sự tối giản, loại bỏ những chi tiết rườm rà, không cần thiết. Đồ nội thất được lựa chọn thường có thiết kế đơn giản, gọn gàng, với trọng tâm thấp, mang đến cảm giác cân bằng, ổn định.
Các món đồ nội thất phổ biến như Zabuton (gối ngồi), Zafu (gối ngồi tròn), bàn Chabudai (bàn truyền thống của Nhật), vào mùa đông giá rét có thể thay thế bằng bàn Kotatsu (Bàn có thiết bị sưởi phía dưới và futon – chăn dày để che mặt bàn) là những yếu tố đặc trưng trong thiết kế nội thất của Nhật Bản. Được sử dụng trong phong cách Zen khi thiết kế nội thất.
3. Ứng dụng phong cách Zen trong thiết kế nội thất
3.1. Gỗ và vật liệu tự nhiên là yếu tố chủ đạo
Trong phong cách Zen, gỗ là vật liệu chủ đạo, được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất. Những thớ gỗ tự nhiên mang lại vẻ mộc mạc, gần gũi cho không gian sống và thể hiện sự kết nối với thiên nhiên.
Các loại gỗ như thông, sồi hay tre thường được ưu tiên lựa chọn do đặc tính bền vững và khả năng chịu lực cao. Việc sử dụng gỗ không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn tạo ra một không khí ấm áp và thân thiện.
3.2. Lựa chọn đồ nội thất có chiều cao hạn chế
Như đã đề cập, đồ nội thất Zen thường có trọng tâm thấp. Nội thất có chiều cao thấp không chỉ giúp mở rộng không gian mà còn tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa con người và mặt đất. Trong văn hóa Nhật Bản, sự gắn kết này mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tôn trọng với thiên nhiên và môi trường xung quanh.
Những món đồ nội thất như bàn trà thấp, ghế ngồi sát sàn, và nệm tatami được ưu tiên lựa chọn khi thiết kế nội thất phong cách Zen thiền, tạo ra không gian ấm cúng và gần gũi.
3.3. Cửa trượt và vách ngăn Shoji
Sử dụng cửa lùa và vách ngăn Shoji là một cách tuyệt vời để tạo sự thông thoáng, linh hoạt cho không gian. Cửa Shoji giúp phân chia không gian một cách tinh tế, đồng thời mang đến cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên.
Thay vì sử dụng các bức tường cố định, cửa Shoji có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp không gian, tạo sự linh hoạt và thông thoáng. Điều này giúp người sử dụng có thể tùy biến không gian sống theo nhu cầu, đồng thời cảm nhận được sự gần gũi với thiên nhiên.
3.4. Duy trì sự tối giản
Phong cách Zen lấy tối giản làm yếu tố trọng tâm. Do đó, hãy loại bỏ những món đồ không cần thiết, chỉ giữ lại những vật dụng thực sự cần thiết cho cuộc sống. Màu sắc nên được giữ ở mức tối giản, sử dụng gam màu trung tính, tạo nên một không gian thanh lịch, tinh tế.
Khi không gian sống không bị lấp đầy bởi quá nhiều đồ đạc, người sử dụng sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Sự tối giản giúp mọi thứ trở nên rõ ràng, dễ nhận biết, tránh được sự rối rắm, phức tạp.
3.5. Kết hợp cây xanh, sỏi đá, và bonsai trong không gian nội thất
Hãy mang thiên nhiên vào không gian nội thất phong cách Zen. Bạn có thể đặt cây xanh, hoa tươi, hồ cá nhỏ, hoặc tạo một góc vườn nhỏ để mang đến một bầu không khí trong lành, tươi mát. Ánh sáng tự nhiên cũng nên được tận dụng tối đa, giúp tạo nên một không gian sống năng động, tràn đầy sức sống.
Kết nối với thiên nhiên không chỉ giúp không gian trở nên gần gũi, thân thiện mà còn mang lại cảm giác thoải mái, thư thái cho người sử dụng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự cân bằng và hài hòa trong phong cách Zen.
4. Ứng dụng phong cách thiết kế nội thất zen văn phòng
- Để ứng dụng phong cách thiết kế nội thất Zen trong văn phòng, đầu tiên, hãy chú trọng đến sự tối giản. Hạn chế việc sử dụng đồ nội thất phức tạp và chỉ giữ lại những vật dụng thực sự cần thiết. Các món đồ nội thất nên có thiết kế đơn giản, thanh thoát, với chất liệu gỗ tự nhiên, tre, hoặc kim loại mộc, tạo cảm giác nhẹ nhàng và gần gũi.
- Tiếp theo, ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong thiết kế Zen văn phòng. Cần đảm bảo không gian có thể tiếp nhận tối đa ánh sáng tự nhiên để tạo ra một môi trường sáng sủa và thoải mái.
- Cây xanh, đặc biệt là Bonsai hoặc các loài cây nhỏ, nên được đặt ở những góc phòng hoặc bàn làm việc. Chúng không chỉ giúp không gian thêm sinh động mà còn góp phần làm giảm căng thẳng, giúp tâm trí thư giãn và tập trung hơn vào công việc.
- Cuối cùng, hãy sử dụng các vách ngăn Shoji hoặc cửa lùa để phân chia không gian mà không làm mất đi sự thông thoáng. Những tấm vách ngăn này tạo ra sự riêng tư cần thiết nhưng vẫn giữ được sự kết nối giữa các khu vực trong văn phòng.
Phong cách Zen không chỉ là một xu hướng thiết kế nội thất, mà còn là một phương pháp sống, mang lại không gian thư giãn, hài hòa và cân bằng. Việc áp dụng những nguyên tắc Zen vào không gian sống giúp tạo ra một môi trường thanh tịnh, khơi gợi sự bình an trong tâm hồn. Nếu bạn đang tìm kiếm cách thiết kế nội thất chuẩn Zen cho không gian của mình, hãy liên hệ ngay với ICADVietnam – Văn phòng sáng tạo để được tư vấn và hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế độc đáo và đầy cảm hứng.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG ICAD VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 2, Số 7 Ngõ 282 Kim Giang – Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0983.141.283
Website: icadvietnam.vn