Bản vẽ thiết kế văn phòng và những điều cần biết

Ngày 13 Tháng 02, 2023

Bản vẽ thiết kế văn phòng là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế và thi công dự án, đây là hồ sơ không thể thiếu giúp nhà đầu tư cũng như đơn vị thiết kế thi công có được cái nhìn bao quát, hoàn chỉnh về ngoại thất, nội thất và những yêu cầu, mong muốn của chủ đầu tư.

Trong bài viết này, hãy cùng ICADVietnam tìm hiểu về bản vẽ thiết kế văn phòng và tầm quan trọng của nó đối với dự án thiết kế và xây dựng.

Bản vẽ thiết kế văn phòng là gì?

Bản vẽ thiết kế văn phòng nói riêng hay bản vẽ thiết kế bất kì công trình kiến trúc nào nói chung là bản mô tả chi tiết hình ảnh văn phòng, không gian bằng đồ họa trước khi bắt tay vào thi công thực tế.

Bản vẽ thiết kế văn phòng Kanetora - ICADVietnam
Bản vẽ thiết kế văn phòng Kanetora – ICADVietnam

Thông thường, một bản vẽ thiết kế bao gồm: Bản vẽ thiết kế mặt bằng (các mặt cắt của từng tầng nếu có), bản thiết kế phối cảnh (3D) và bản vẽ kỹ thuật (2D và MEP). Nhìn vào bản vẽ thiết kế, chủ đầu tư và kiến trúc sư sẽ thấy được rõ ràng các không gian, bố trí đồ nội thất và các thông số kỹ thuật khác.

Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế văn phòng

Bản vẽ thiết kế văn phòng được coi là bước khởi đầu trước khi công trình tiến vào giai đoạn thi công, không có bản vẽ thiết kế, nhà thầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc.

  • Nó là phương tiện trao đổi giữa chủ đầu tư và kiến trúc sư trong suốt quá trình thiết kế sơ bộ và thiết kế hoàn chỉnh, dựa vào bản vẽ, chủ đầu tư sẽ có hình dung rõ hơn về công trình của mình, từ đó yêu cầu chỉnh sửa theo mong muốn. Việc chỉnh sửa trên bản vẽ không tốn nhiều thời gian đồng thời đảm bảo công trình được thực hiện nhanh chóng và an toàn.
  • Bản vẽ thiết kế văn phòng là cơ sở để dự án được thi công chính xác. Dựa vào bản vẽ, đơn vị thi công sẽ nắm rõ diện tích từng không gian, vị trí và kích thước nội thất, thi công phần điện nước và chiếu sáng đúng với những gì được thỏa thuận.
  • Bản vẽ thiết kế văn phòng giúp chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu dự trù chi phí thi công. Đối với chủ đầu tư, việc dự trù được kinh phí đầu tư sẽ giúp họ chủ động hơn trong suốt quá trình xây dựng công trình, tránh trường hợp chi phí vượt mức khiến công trình đình trệ.
  • Bản vẽ thiết kế văn phòng là cơ sở thỏa thuận về thiết kế và kỹ thuật. Không có bản vẽ thiết kế văn phòng, khi xảy ra các tranh chấp không mong muốn trong quá trình thi công sẽ rất khó xử lý, gây tốn thời gian và chi phí cho cả 2 bên.
Bản vẽ thiết kế dạng 3D giúp chủ đầu tư hình dung về văn phòng tương lai
Bản vẽ thiết kế dạng 3D giúp chủ đầu tư hình dung về văn phòng tương lai

Nội dung bản vẽ thiết kế văn phòng

Vậy bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc bao gồm những gì, dưới đây ICADVietnam sẽ nêu ra những phần cơ bản của bộ hồ sơ này.

  • Bản vẽ thiết kế sơ đồ mặt bằng văn phòng (layout): 

Đây là bản vẽ đầu tiên được thực hiện khi thiết kế văn phòng, nó thể hiện cách sắp xếp và bố trí từng không gian thông qua mặt cắt theo tỷ lệ nhất định. Nhìn vào bản vẽ sơ đồ mặt bằng, có thể thấy được diện tích từng khu vực trong văn phòng, vị trí phân bổ không gian, vị trí của nội thất và phân luồng di chuyển trong văn phòng.

Bản vẽ này chính là cơ sở để kiến trúc sư triển khai các bản vẽ tiếp theo. Khi đã nắm rõ được vị trí và diện tích không gian, các kiến trúc sư sẽ bắt đầu thiết kế chi tiết hơn về trang trí, màu sắc, vật liệu và tính toán các thông số khác.

Bản vẽ thiết kế sơ đồ mặt bằng văn phòng (layout)
Bản vẽ thiết kế sơ đồ mặt bằng văn phòng (layout)
  • Bản vẽ phối cảnh 3D

Bản phối cảnh 3D của văn phòng chính là thiết kế chi tiết của không gian và nội thất dưới dạng 3D. Tại đây, hình ảnh văn phòng sẽ hiện lên rõ ràng và trực quan hơn giúp chủ đầu tư hình dung được văn phòng làm việc của doanh nghiệp trong tương lai và thuận tiện điều chỉnh theo mong muốn của họ.

Trong bản vẽ 3D, các yếu tố như màu sắc tường, trần, nội thất và chi tiết trang trí cùng vật liệu sẽ được mô tả chi tiết và rõ ràng.

  • Bản vẽ thiết kế 2D và MEP
Bản vẽ sơ đồ điện (ME)
Bản vẽ sơ đồ điện (ME)

Đây là bản vẽ kỹ thuật không thể thiếu trong hồ sơ thiết kế văn phòng. Trong bản vẽ này, các yếu tố về kích thước của nội thất và không gian được bóc tách và phân tích, tính toán kỹ càng, từ đó đội ngũ thi công cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chúng.

MEP hay thiết kế cơ điện là hạng mục cuối cùng cần triển khai trong hồ sơ thiết kế văn phòng. Nội dung được thể hiện trong hạng mục này sẽ bao gồm:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí
  • Hệ thống điện và mạng điện
  • Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh.

Trên đây chính là nội dung chính của một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế văn phòng phổ biến trong các dự án thiết kế văn phòng. Ngoài ra, tùy theo từng công trình và yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ bản vẽ thiết kế sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với kế hoạch, ngân sách và thời gian thi công.

Bạn đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế văn phòng sáng tạo cho doanh nghiệp của mình? Liên hệ với ICADVietnam ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí.

Rate this post