Đưa thương hiệu vào thiết kế văn phòng

Ngày 15 Tháng 11, 2022

Câu chuyện thương hiệu trong thiết kế văn phòng chưa bao giờ hết hot khi mà doanh nghiệp luôn hướng tới sự phát triển không ngừng trong tương lai.

Mỗi công ty là duy nhất, mang tính cá nhân với câu chuyện và nền tảng riêng dẫn đến thương hiệu. Một thương hiệu hoàn toàn không chỉ là một logo trên tường. Chính những dấu ấn tinh tế hoặc táo bạo về lý do tại sao nơi làm việc này tồn tại, những gì diễn ra trong môi trường và sứ mệnh thúc đẩy công ty mới là nền tảng vững chắc của thương hiệu. Để hình tượng hóa sự kết hợp này, người ta phải hiểu doanh nghiệp và bản sắc của nó, sau đó tạo ra một dấu hiệu trong thiết kế tô điểm cho sứ mệnh và thông điệp.

Tại sao thiết kế văn phòng mang bản sắc thương hiệu lại quan trọng đến thế? Bỏ qua những thứ truyền thống về thương hiệu như logo hay màu sắc, thiết kế văn phòng là cái gì đó vừa hữu hình lại vừa vô hình, mà những gì liên quan đến nghệ thuật dễ đi vào lòng người nhất. Trực quan hơn, văn phòng là bộ mặt của doanh nghiệp, thương hiệu ẩn dấu trong đó cũng được xem là điều tất yếu.

Mỗi thương hiệu đều có một câu chuyện

Điều quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào, trong bất kì hoạt động nào, chính là đưa câu chuyện thương hiệu trở nên hữu hình và dễ đi vào lòng người nhìn, người nghe. Lại nói, câu chuyện thương hiệu không chỉ là khoảnh khắc, nó là một quá trình, nó không chỉ tác động đến khách hàng, mà cả nhân viên trong doanh nghiệp.

Câu chuyện thương hiệu của Viettel được khắc họa khéo lèo ngay quầy lễ tân
Câu chuyện thương hiệu của Viettel được khắc họa khéo lèo ngay quầy lễ tân

Thoạt nhìn, câu chuyện thương hiệu có thể được hình tượng hóa thông qua một bức tường lịch sử, một phòng trưng bày/phòng truyền thống. Phá cách hơn nữa, doanh nghiệp có thể cân nhắc đến ẩn dấu một cách hài hòa trong các đường nét dẫn dắt người nhìn khắp không gian, tạo ra một tấm bản đồ thương hiệu chạm đến mọi ngóc ngách.

Thiết kế văn phòng xuất phát từ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là thứ được chú trọng nhất, là trung tâm của mọi sự phát triển. 

Một số ý tưởng thú vị mà bạn có thể ứng dụng cho doanh nghiệp của mình khi thiết kế không gian làm việc:

  • Một doanh nghiệp thực phẩm, như bánh kẹo chẳng hạn, có thể cách điệu bàn ghế hoặc sofa như những miếng bánh xinh xắn
  • Một doanh nghiệp về phim ảnh, có thể biến tấu khu pantry hay collaboration trong văn phòng như một rạp chiếu phim thu nhỏ.
  • Công ty công nghệ có thể hình tượng hóa các bức vách, tường văn phòng như một bảng vi mạch đơn giản.
Bức tường tại FPT Duy Tân được cách điệu với họa tiết pixel 
Bức tường tại FPT Duy Tân được cách điệu với họa tiết pixel 

Những nét chấm phá này giống như một ví dụ đơn giản tác động đến tâm lý người sử dụng không gian, tạo nên sự quen thuộc và trung thành của nhân viên.

Thiết kế cho mọi thế hệ

Một lưu ý quan trọng trong việc kết hợp thương hiệu vào thiết kế văn phòng  là đảm bảo rằng bạn đang lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của tất cả người dùng không gian, thay vì chỉ phục vụ riêng cho bất kỳ thế hệ gen Y hoặc gen Z. Cho dù doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn về số lượng nhân sự khác biệt thế hệ, đây là vấn đề tôn trọng mọi nhân viên, tạo nên một văn hóa làm việc mang tính gắn kết cao. Có giá trị trong việc tạo ra những trải nghiệm mang lại cam kết thương hiệu.

Thiết kế văn phòng với khu Collaboration và Pantry tại Misa
Thiết kế văn phòng với khu Collaboration và Pantry tại Misa

Tạo nên các không gian kết hợp hài hòa cho nhiều thế hệ, hoặc một vài không gian dành riêng cho gen Y, gen Z… Bên cạnh đó, cần có một không gian tương tác như collaboration, hoặc tận dụng pantry, giúp kết nối các thế hệ, hạn chế sự khác biệt về phương thức làm việc.

Đưa dấu ấn của khách hàng vào thiết kế văn phòng

Một điều có thể bạn chưa biết, đó là chân dung khách hàng và dấu ấn của họ vô hình cũng trở thành một phần tạo nên thương hiệu. Xây dựng thương hiệu nói riêng và các hoạt động của doanh nghiệp nói chung, cuối cùng đều hướng tới một đối tượng – khách hàng.

Khu vực trải nghiệm cho khách hàng và nhân viên tại Trần Phú
Khu vực trải nghiệm cho khách hàng và nhân viên tại Trần Phú

Trong thiết kế không gian làm việc, dấu ấn của khách hàng được đưa vào như một sự liên kết giữa nhân viên và người tiêu dùng của họ. Điều này giúp nhắc nhở nhân viên hàng ngày, rằng họ cần thấu hiểu khách hàng nhiều nhất có thể, để tạo nên sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Nếu không có sự thể hiện thương hiệu trong môi trường làm việc, câu chuyện thương hiệu vẫn chưa được kể. Trong thế giới ngày nay, mọi thứ đều có tính cạnh tranh cao và không ngừng phát triển đến mức nhận thức về thương hiệu tạo ra một mức độ hấp dẫn nhất định đến nhân viên và khách hàng.

Bạn đang muốn đưa thương hiệu vào thiết kế văn phòng của mình? Hãy liên hệ với ICADVietnam ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí!

Rate this post