Minimalism – Chủ nghĩa tối giản trong văn phòng sáng tạo

Ngày 24 Tháng 08, 2022

Văn phòng sáng tạo trong thiết kế và công nghệ là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp theo đuổi. Tuy nhiên sáng tạo không có nghĩa là càng nhiều càng tốt, đôi khi sự đơn giản lại mang đến nét tinh tế và độc đáo riêng.

Chủ nghĩa tối giản hay Minimalism đang dần len lỏi vào thiết kế văn phòng, nhất là các văn phòng sáng tạo bởi chúng không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu không gian của họ.

Phong cách tối giản là gì?

Xu hướng thiết kế theo phong cách tối giản bắt đầu xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ 20. Sự xuất hiện này được xem như một cách đáp trả lại những thay đổi chóng mặt của đời sống, sự tất bật của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ.

Chủ nghĩa tối giản được hiểu đơn giản là sở hữu ít tài sản hơn, tối ưu mọi thứ, mọi việc bằng những gì người sử dụng thật sự cần đến, loại bỏ những tài sản dư thừa cũng đồng nghĩa với loại bỏ sự phân tâm ra khỏi cuộc sống và công việc.

Chủ nghĩa tối giản trong thiết kế văn phòng sáng tạo
Chủ nghĩa tối giản trong thiết kế văn phòng sáng tạo

Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất, chủ nghĩa tối giản đặc trưng bởi việc hạn chế sử dụng quá nhiều màu sắc và nội thất hoặc trang trí. Sự tối giản không đồng nghĩa với nhàm chán đơn điệu, thay vào đó các thiết kế có thể mang nét độc đáo với hình dạng thú vị, kết cấu lạ mắt hơn là số lượng.

Chủ nghĩa tối giản trong thiết kế văn phòng sáng tạo

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phân tâm tại nơi làm việc làm giảm 40% năng suất và tăng tỷ lệ sai lầm lên 27%, điều này cho thấy không tự nhiên mà phong cách tối giản được sử dụng nhiều trong thiết kế văn phòng, điển hình là tại Nhật Bản – đất nước nổi tiếng với sự tối giản trong cả lối sống và công việc.

Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) được xem là cha đẻ của phong cách thiết kế kiến trúc tối giản. Kiến trúc tối giản tập trung vào các đường nét, góc cạnh đơn giản, thay vì đặt sự chú ý vào các chi tiết trang trí, văn phòng sáng tạo với kiến trúc tối giản hướng trọng tâm đến giá trị không gian, giúp cho bố cục của căn phòng thông thoáng rộng rãi và hài hòa hơn.

Ưu điểm của thiết kế văn phòng tối giản

Một số ưu điểm nổi bật của phong cách tối giản trong thiết kế văn phòng đáng để tham khảo cho doanh nghiệp như:

  • Giảm chi phí khi đầu tư thiết kế văn phòng
  • Tạo sự thoải mái cho nhân viên
  • Giảm sự phân tâm của nhân viên, từ đó tăng năng suất công việc
  • Giúp doanh nghiệp tối ưu diện tích không gian trong văn phòng
  • Tăng tính tiện ích nhờ sử dụng các đồ nội thất thông minh
  • Thiết kế tối giản với tính thẩm mỹ cao mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho công ty

Một số nguyên tắc thiết kế không gian theo phong cách tối giản

“Less is more” – Càng ít là càng nhiều

Nguyên tắc bất hủ này của phong cách tối giản xuất phát từ kiến trúc sư Mies Van Der Roh, điều này được hiểu là trong thiết kế kiến trúc, càng đơn giản sẽ càng đẹp, càng ít chi tiết giá trị của không gian sẽ càng nhiều. 

Nhiều không gian hơn với thiết kế tối giản
Nhiều không gian hơn với thiết kế tối giản

Bỏ đi các trang trí, nội thất không cần thiết sẽ giúp tối ưu không gian, khiến căn phòng trở nên thoáng đãng hơn, khi ấy tính thẩm mỹ và giá trị của các thiết kế trong văn phòng được thể hiện qua sự phá cách của đường nét không gian, hoặc các công năng thông minh được tích hợp trong nội thất.

Hạn chế trong sử dụng màu sắc

Tối giản đồng nghĩa với việc sử dụng ít màu sắc trong thiết kế. Phong cách tối giản không hạn chế về loại sắc màu được dùng trong không gian mà hạn chế về số lượng màu sắc. 

Hạn chế dùng quá nhiều màu sắc trong văn phòng
Hạn chế dùng quá nhiều màu sắc trong văn phòng

Đôi khi ấn tượng khi nghe đến phong cách tối giản là màu trắng – đen – xám nhàm chán, nhưng không phải như vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng màu sắc rực rỡ hơn, thường chỉ hạn chế trong hai đến ba màu sắc, một trong đó là sắc chủ đạo của căn phòng.

Lựa chọn vật liệu chất lượng

Hướng trọng tâm đến giá trị của không gian, thiết kế và nội thất, phong cách tối giản trong thiết kế văn phòng chú trọng vào lựa chọn vật liệu cho các chi tiết. Không cầu kì trong trang trí, bản thân vật liệu mang đến cho không gian màu sắc riêng, sự nổi bật riêng. Người dùng không gian cảm nhận được chân thật và rõ ràng sự tinh tế, hài hòa của nội thất thông qua bản chất của chúng.

Chú trọng vào chất lượng của vật liệu và nội thất
Chú trọng vào chất lượng của vật liệu và nội thất
Điểm nhấn duy nhất

Thiết kế tối giản không đồng nghĩa với đơn điệu và trầm lắng, việc sử dụng điểm nhấn duy nhất cho không gian cũng là nét đặc biệt của phong cách này.

Điểm nhấn của không gian là đèn treo với thiết kế độc đáo
Điểm nhấn của không gian là đèn treo với thiết kế độc đáo

Sử dụng một màu sắc trung tính và nhẹ nhàng cho toàn bộ không gian, thêm vào đó một điểm nhấn nổi bật như một bức tranh với sắc màu đối lập là ý tưởng không tồi. Điểm nhấn này không chỉ hút mắt người nhìn mà còn khiến căn phòng không còn nhàm chán.

Nội thất đơn giản

Nội thất là yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế văn phòng theo xu hướng tối giản. Theo phong cách này, nội thất trong văn phòng sẽ tập trung vào tính ứng dụng nhiều hơn là trang trí. Các nội thất cũng thường được thiết kế với đường nét đơn giản, lựa chọn tối ưu chính là chúng được tích hợp nhiều tính năng thông minh, giúp giảm diện tích chiếm dụng của văn phòng.

Nội thất với đường nét và màu sắc đơn giản
Nội thất với đường nét và màu sắc đơn giản

Chủ nghĩa tối giản trong thiết kế văn phòng là một lựa chọn mang tính ứng dụng cao bởi chúng đem đến trải nghiệm đơn giản hơn, nhân viên ít bị phân tâm hơn trong công việc.

Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng văn phòng sáng tạo cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ với ICADVietnam ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí.

Rate this post