Phong cách Minimalism trong thiết kế – Tinh giản để tập trung

Ngày 08 Tháng 07, 2024

Phong cách Minimalism đang trở thành trào lưu trong giới thiết kế và kiến trúc hiện đại. Thoát khỏi sự rối rắm, Minimalism tập trung vào những yếu tố cơ bản và thiết yếu, mang lại sự tinh giản và mềm mại. Những đường nét, bố cục phân chia hay biến đổi sắc độ đều mang đầy tính nghệ thuật sáng tạo và bứt phá. Vậy phong cách này ra đời như thế nào, những nguyên tắc trong thiết kế Minimalism ra sao, hãy cùng ICADVietnam giải đáp tất tần tật ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Phong cách Minimalism trong thiết kế - Tinh giản để tập trung
Phong cách Minimalism trong thiết kế – Tinh giản để tập trung

1. Phong cách Minimalism là gì? 

Phong cách Minimalism là gì? – Đây là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra khi nhắc đến cụm từ “Minimalism”.

Minimalism là một phong cách mà trong đó các yếu tố vật liệu, màu sắc, hình dạng và hình thức được sử dụng ít nhất có thể. Phong cách Minimalism thể hiện sự tối giản từ những chi tiết nhỏ nhất cho đến những bố cục lớn hơn. Tất cả mọi yếu tố phức tạp đều được tinh giản để tập trung vào công năng.

Phong cách Minimalism là gì?
Phong cách Minimalism là gì?

Trong thiết kế và kiến trúc nội thất có rất nhiều định nghĩa cũng như quan điểm cho phong cách này. 

Theo Jennifer Tulley – kiến trúc sư, nhà sáng lập Jennifer Tulley Architects “Minimalism is an approach to design where the elements of the structure are simplified to their essential components. Nothing is added for effect. The design thrives on the beauty of the forms and the materials used to create the forms”. 

Có thể hiểu, chủ nghĩa tối giản là một cách tiếp cận thiết kế trong đó các yếu tố được đơn giản hóa. Bên cạnh đó, Jennifer cho rằng thiết kế phải rõ ràng và đơn giản, cần sử dụng kết hợp hài hòa giữa ánh sáng, màu sắc và vật liệu.

phong cách tối giản Minimalism nhấn mạnh vào sự đơn giản, tập trung vào công năng
phong cách tối giản Minimalism nhấn mạnh vào sự đơn giản, tập trung vào công năng

“Minimalism for me is about keeping a space simple, uncluttered and accentuating the attractive architectural features of a space. The palette is mostly monochromatic and color is used as an accent”. – Đây là một trong những quan điểm nổi bật của Sharon Blaustein – một kiến trúc sư tài năng, đồng thời là nhà sáng lập B Interior LLC.

Sharon Blaustein cho rằng một thiết kế tối giản Minimalism là sự thành công trong việc tạo ra không gian đơn giản, gọn gàng nhưng vẫn làm nổi bật những nét kiến trúc hấp dẫn của một không gian. Quan điểm này nhấn mạnh, chủ nghĩa tối giản và công năng là hai yếu tố luôn song hành.

Mỗi quan điểm là một góc nhìn riêng về phong cách Minimalism. Tại ICADVietnam, các kiến trúc sư quan niệm rằng:

Phong cách Minimalism là phong cách thể hiện sự tối giản và đề cao công năng. Đặc biệt trong thiết kế văn phòng, khi áp dụng phong cách tối giản, những yếu tố cầu kỳ và thừa thãi luôn được lược bỏ để gia tăng sự tinh gọn, chỉ giữ lại những gì được cho là thật sự cần thiết.

2. Lịch sử hình thành của phong cách Minimalism trong thiết kế kiến trúc

Chủ nghĩa tối giản xuất hiện lần đầu vào những năm 20 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến những năm 1960 và 1970, kiến trúc tối giản mới trở thành một trào lưu kiến trúc thu hút sự chú ý của giới mộ điệu thời bấy giờ.

Phong cách Minimalism trong thiết kế kiến trúc
Phong cách Minimalism trong thiết kế kiến trúc

Phong cách thiết kế tối giản Minimalism tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng chủ yếu bởi 3 trường phái kiến trúc tối giản trước đó là Phong trào nghệ thuật De Stijl (Hà Lan), Ludwig Mies van der Rohe – Cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản và thiết kế truyền thống Nhật Bản.

Một bức họa năm 1921 của Piet Mondrian mang đậm nét đặc trưng của trường phái nghệ thuật De Stijl (Hà Lan) 
Một bức họa năm 1921 của Piet Mondrian mang đậm nét đặc trưng của trường phái nghệ thuật De Stijl (Hà Lan)
Ludwig Mies van der Rohe - Kiến trúc sư người Đức, cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản
Ludwig Mies van der Rohe – Kiến trúc sư người Đức, cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản
Thiết kế truyền thống Nhật Bản
Thiết kế truyền thống Nhật Bản

Ngày nay, Minimalism được ứng dụng rộng rãi trong các phong cách thiết kế nội thất tối giản không chỉ cho không gian nhà ở mà còn phổ biến trong các thiết kế văn phòng hiện đại. Chính vì nguyên tắc nhấn mạnh vào sự đơn giản, tập trung công năng, tối đa thẩm mỹ, các phong cách nội thất Minimalism được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

3. Ứng dụng phong cách Minimalism trong thiết kế văn phòng sáng tạo

3.1. Những điểm nổi bật của phong cách thiết kế văn phòng tối giản Minimalism

Trong thiết kế văn phòng sáng tạo, Minimalism có những điểm nổi bật gì?

  • Thiết kế tối giản nhấn mạnh vào tiện ích: Thiết kế văn phòng tối giản là một ý tưởng đột phá, xóa bỏ đi những thứ rườm rà và phức tạp cho không gian làm việc.
  • Tối thiểu hóa trang trí: Trong thiết kế văn phòng phong cách Minimalism, các vật dụng, đồ vật trang trí được lược bớt tới mức tối đa. Điều này tạo sự đơn giản cho không gian. Để cân bằng tính thẩm mỹ, không gian sẽ được thiết kế một hoặc một vài điểm nhấn có thể bằng màu sắc hoặc nội thất. Đây là cách làm phổ biến đảm bảo cho không gian văn phòng đơn giản nhưng không đơn điệu.
Không gian mở nổi bật của phong cách thiết kế văn phòng tối giản Minimalism
Không gian mở nổi bật của phong cách thiết kế văn phòng tối giản Minimalism
  • Không gian mở – Một trong những đặc điểm dễ thấy ở hầu hết các văn phòng thiết kế theo phong cách Minimalism. Các vách ngăn được loại bỏ hoàn toàn, phá vỡ rào cản kết nối cũng như sự phức tạp không cần thiết. Thay thế vào đó là các vách ngăn được tạo ra do sự thay đổi biên độ màu trên trần hoặc sàn nhà. Những không gian yêu cầu sự riêng tư hoặc bảo mật sẽ được thiết kế đặc biệt như sử dụng vách ngăn kính – vừa đảm bảo sự riêng tư, vừa đơn giản hóa cho không gian.
Đường nét rõ ràng mang đậm phong cách Minimalism
Đường nét rõ ràng mang đậm phong cách Minimalism
  • Các dạng hình học đơn giản: Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism hầu hết đều sở hữu các đường nét rõ ràng ở mọi khía cạnh, từ phối cảnh không gian cho đến thiết kế nội thất. Sự tối giản ưu tiên các hình dạng phẳng hoặc bo viền tròn, hạn chế hình khúc khuỷu, gồ ghề. Đặc biệt, tính đối xứng trong thiết kế tối giản luôn được chú trọng.

3.2. Ưu điểm mà phong cách tối giản Minimalism mang lại cho doanh nghiệp

Những người ủng hộ chủ nghĩa tối giản tin rằng việc cô đọng nội dung và hình thức của một thiết kế thành những yếu tố cốt lõi cơ bản của nó, sẽ tiết lộ “bản chất thực sự” của kiến ​​trúc.

Ưu điểm mà phong cách tối giản Minimalism mang lại cho doanh nghiệp
Ưu điểm mà phong cách tối giản Minimalism mang lại cho doanh nghiệp

Thông qua một thiết kế mang đậm phong cách Minimalism, doanh nghiệp có thể nhận được nhiều hơn ngoài những giá trị vật chất.

  • Đối với một phong cách thiết kế nội thất tối giản, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được ngân sách thiết kế & thi công, vận hành và bảo trì văn phòng.
  • Tối ưu không gian văn phòng bằng việc lược bớt đi những đồ nội thất không cần thiết, tăng tính tiện lợi nhờ sử dụng những thiết kế nội thất thông minh, đa năng là những ưu điểm lớn mà phong cách thiết kế Minimalism mang lại.
  • Theo nghiên cứu của Harvard Business Review (HBR), sự phân tâm có tác động tiêu cực tới hiệu quả và năng suất công việc. Bằng những thiết kế mang thiên hướng tối giản, doanh nghiệp có thể hạn chế phân tán sự chú ý của nhân viên vào môi trường xung quanh, từ đó đảm bảo được hiệu quả công việc ở mức cao nhất.
  • Bên cạnh đó, thiết kế tối giản đậm chất thẩm mỹ đương đại sẽ mang lại cho doanh nghiệp một hình ảnh ấn tượng, độc đáo trong mắt đối tác, khách hàng, thu hút nhân tài. Không những thế, nó còn thể hiện tinh thần thương hiệu cũng như sự chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp xuyên suốt hành trình phát triển.

4. 5 nguyên tắc thiết kế không gian theo phong cách Minamalism

4.1 Nguyên tắc “Less is more” trong phong cách Minimalism

“Less is more” hiểu đơn giản nhất là “càng ít càng tốt”. Đây là một câu nói nổi tiếng của Ludwig Mies van der Rohe, gói gọn bản chất của chủ nghĩa tối giản Minimalism trong kiến trúc.

Less is more là quan điểm đề cao sự đơn giản bằng cách sử dụng ít chi tiết, màu sắc và vật dụng trang trí nhất có thể. Mục tiêu tạo ra một không gian gọn gàng, tinh tế và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất.

Nguyên tắc “Less is more”
Nguyên tắc “Less is more”

Triết lý này nhấn mạnh rằng những ý tưởng đơn giản và có sự tiết chế thường mang lại hiệu quả cao hơn sự thiết kế phức tạp quá mức.

Đây cũng là một nguyên tắc bất hủ trong các thiết kế nội thất văn phòng tối giản hiện nay. Bằng cách lược bỏ đi những yếu tố không cần thiết, không gian sẽ đạt được giá trị cân bằng, hài hòa, thanh lịch cần có.

4.2 Màu sắc tối giản

Phong cách Minimalism hướng tới sự cân bằng và hài hòa tổng thể, do đó các màu sắc trong thiết kế thường được tiết chế, sử dụng nhiều hơn những màu đơn sắc hoặc trung tính. 

Đối với phong cách Minimalism hiện đại, các kiến trúc sư thường sẽ sử dụng tối đa 3 màu bao gồm màu nền, màu chủ đạo và màu điểm nhấn.

Dưới đây là gợi ý một số cách phối màu sử dụng trong thiết kế tối giản hiện nay như:

Màu chủ đạo Màu nền Màu điểm nhấn
Cách phối màu 1 Đen Trắng Màu gỗ tự nhiên
Cách phối màu 2 Trắng Đen Màu gỗ nhạt
Cách phối màu 3 Đen Xám Trắng
Cách phối màu 4 Ghi Trắng Màu đen

Một số thiết kế văn phòng phong cách tối giản có thể cân nhắc sử dụng màu thương hiệu để tạo điểm nhấn cho không gian.

Màu sắc trung tính của thiết kế tối giản
Màu sắc trung tính của thiết kế tối giản

Một nguyên tắc màu sắc cơ bản được sử dụng nhiều trong thiết kế phong cách Minimalism là nguyên tắc 60 – 30 – 10:

  • 60% màu sắc chủ đạo: 60%  màu sắc này được sử dụng cho tường, thảm khu vực, bàn ghế, nội thất chiếm diện tích lớn.
  • 30% màu nền nên được sử dụng cho khu vực tường phụ, cửa, rèm
  • 10% màu điểm nhấn nên được sử dụng cho các đồ vật trang trí, cần tạo sự nổi bật, thu hút chú ý như tranh treo tường, bình hoa hay tác phẩm nghệ thuật…
nguyên tắc màu sắc cơ bản 60-30-10
Nguyên tắc màu sắc cơ bản 60-30-10

4.3 Nguyên tắc ánh sáng

Ánh sáng luôn giữ vai trò then chốt trong kiến trúc. Đối với một phong cách ưu tiên sự đơn giản hóa thì một số sắc độ ánh sáng có thể cân nhắc như:

  • Ánh sáng trắng dịu: Nhiệt độ màu từ 3000K – 4500K là dải trắng mát, an toàn cho mắt, phù hợp với phong cách Minimalism.
  • Ánh sáng tự nhiên: Đây là phạm vi ánh sáng lạnh, thường được gọi là “ánh sáng ban ngày” hay “ánh sáng trắng tự nhiên”, nhiệt độ màu giao động 5000K – 6700K.

Trong thiết kế, cần có sự tính toán, ưu tiên tận dụng nguồn ánh sáng từ môi trường tự nhiên cho không gian.

Nguyên tắc ánh sáng trong phong cách Minimalism
Nguyên tắc ánh sáng trong phong cách Minimalism

4.4 Vật liệu tối giản

Hướng trọng tâm đến giá trị của không gian, phong cách tối giản trong thiết kế nội thất chú trọng vào lựa chọn vật liệu cho các chi tiết. Không cầu kì trong trang trí, bản thân vật liệu mang đến cho không gian màu sắc riêng, sự nổi bật riêng. Người dùng không gian cảm nhận được chân thật và rõ ràng sự tinh tế, hài hòa của nội thất thông qua bản chất của chúng.

Vật liệu tối giản
Vật liệu tối giản

Vật liệu trong phong cách thiết kế nội thất tối giản ưu tiên nguồn gốc tự nhiên và bền vững. Đá, gỗ, kính, kim loại, bê tông là những vật liệu phổ biến nhất thường thấy trong các phong cách Minimalism.

Các thiết kế cần lưu ý đến tính chất của bề mặt vật liệu để có thể bố trí không gian và nội thất phù hợp với mục đích sử dụng. 

  • Những vật liệu có bề mặt phẳng, trơn nhẵn có thể sử dụng nhiều trong không gian tối giản để tạo sự mềm mại, hài hòa.
  • Đối với những vật liệu gồ ghề, sần sùi, mang lại cảm giác gai góc cần có sự cân nhắc về vị trí, số lượng sử dụng. Kiến trúc sư có thể dùng làm điểm nhấn, phá tan sự đơn điệu của một không gian tối giản.

4.5 Nguyên tắc điểm nhấn

Thiết kế tối giản không đồng nghĩa với đơn điệu và trầm lắng, việc sử dụng điểm nhấn duy nhất cho không gian cũng là nét đặc biệt của phong cách này.

Thiết kế tối giản sử dụng màu sắc thương hiệu tạo điểm nhấn
Thiết kế tối giản sử dụng màu sắc thương hiệu tạo điểm nhấn

Sử dụng một màu sắc trung tính và nhẹ nhàng cho toàn bộ không gian, thêm vào đó một điểm nhấn nổi bật như một bức tranh với sắc màu đối lập là ý tưởng không tồi. Điểm nhấn này không chỉ hút mắt người nhìn mà còn khiến căn phòng không còn nhàm chán.

Hoặc có thể sử dụng nội thất có hình thù đặc biệt, chất liệu độc đáo để tô điểm cho không gian tối giản. Tuy nhiên cần cân nhắc đến số lượng và vị trí của nội thất sao cho hài hòa và không phá vỡ bố cục tổng thể của thiết kế.

5. Một số mẫu văn phòng thiết kế theo phong cách Minimalism tối giản 2024

5.1. Văn phòng FPT Software

Hành lang văn phòng được thiết kế theo phong cách Minimalism - Dự án văn phòng FPT Software do ICADVietnam thực hiện
Hành lang văn phòng được thiết kế theo phong cách Minimalism – Dự án văn phòng FPT Software do ICADVietnam thực hiện
Phòng họp với tone màu xám - trắng
Phòng họp với tone màu xám – trắng – đen
Hành lang tối giản với tone xám trắng chủ đạo
Hành lang tối giản với tone xám trắng chủ đạo

5.2. Văn phòng Broad Vision Funds (BVF) – Beijing

Sảnh lễ tân thiết kế theo phong cách Minimalism
Sảnh lễ tân thiết kế theo phong cách Minimalism
Không gian làm việc chung được thiết kế đơn giản với màu sắc trang nhã
Không gian làm việc chung được thiết kế đơn giản với màu sắc trang nhã
Phòng làm việc giám đốc
Phòng làm việc giám đốc

5.3. Văn phòng Integrity Seguros – Buenos Aires

Khu vực làm việc tại Văn phòng Integrity Seguros
Khu vực làm việc tại Văn phòng Integrity Seguros
Phòng họp riêng được tối giản hóa
Phòng họp riêng được tối giản hóa
Khu vực pantry được tạo điểm nhấn bằng tranh treo tường và nội thất gỗ
Khu vực pantry được tạo điểm nhấn bằng tranh treo tường và nội thất gỗ

5.4. Văn phòng Petrie Partners – Houston

Văn phòng Petrie Partners – Houston
Văn phòng Petrie Partners – Houston
Phong cách Minimalism tại Văn phòng Petrie Partners
Phong cách Minimalism tại Văn phòng Petrie Partners
Thiết kế pantry sử dụng tấm ốp gỗ để tạo điểm nhấn
Thiết kế pantry sử dụng tấm ốp gỗ để tạo điểm nhấn

5.5. Văn phòng Fasken – Quebec City

Phòng họp thiết kế theo phong cách Minimalism
Phòng họp thiết kế theo phong cách Minimalism
Sử dụng chất liệu kính trong suốt để tận dụng nguồn sáng tự nhiên
Sử dụng chất liệu kính trong suốt để tận dụng nguồn sáng tự nhiên
Sảnh chờ sử dụng tone màu cơ bản
Sảnh chờ sử dụng tone màu cơ bản

5.6. Văn phòng Kingsemi – Shanghai

Thiết kế tối giản tập trung vào công năng sử dụng
Thiết kế tối giản tập trung vào công năng sử dụng
Phòng họp thông minh tối giản
Phòng họp thông minh phong cách Minimalism
Pantry văn phòng dùng màu sắc thương hiệu để tránh sự đơn điệu
Pantry văn phòng dùng màu sắc thương hiệu để tránh sự đơn điệu

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về phong cách Minimalism và ứng dụng phong cách tối giản Minimalism trong lĩnh vực kiến trúc. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lên ý tưởng thiết kế văn phòng sáng tạo. Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ vui lòng liên hệ ICADVietnam để được giải đáp nhanh chóng nhất!

 

0/5 (0 Reviews)
TƯ VẤN & BÁO GIÁ

TƯ VẤN & BÁO GIÁ!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng ICADViệt Nam! Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất có thể!