Làm thế nào để thiết kế một Co-working tại Hà Nội vừa độc đáo, đáp ứng được nhu cầu về không gian làm việc của dân công sở, lại tối ưu được diện tích và chi phí? Hãy cùng tham khảo một số ý tưởng thiết kế Co-working ở Hà Nội trong bài viết sau.
Co-working tại Hà Nội cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Ngày càng có nhiều người muốn tìm một không gian mới mẻ để thay đổi môi trường làm việc, tăng khả năng tập trung và kích thích sự sáng tạo. Ngoài ra, cũng có nhiều người muốn tìm tới những địa điểm chuyên nghiệp mà ở đó, họ vừa có thể làm việc, vừa có thể gặp gỡ, tiếp xúc, mở rộng mạng lưới quan hệ với các đối tác đến từ nhiều ngành nghề, công ty khác nhau. Co- working, hay co-working space chính là nơi có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu đó.
Và để có thể đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của dân công sở, điều đầu tiên các kiến trúc sư cần chú ý khi thiết kế Co-working tại Hà Nội là tối ưu được không gian hữu hạn, làm sao để văn phòng Co-working tạo ra cảm giác rộng rãi, thoải mái, nhưng lại có thể chứa được nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau tới đây làm việc.
Các Co-working tại Hà Nội cần được tối ưu cả về không gian và diện tích
Tiếp theo, mỗi co-working phải được trang bị đầy đủ nhất chức năng của một văn phòng chuyên nghiệp như: các thiết bị photocopy, đồ uống, quầy bếp, wifi, máy fax…
Bên cạnh đó, việc bài trí nội thất và sử dụng ánh sáng, cao độ, màu sắc cũng cần được hết sức lưu tâm, làm sao để Co-working trở nên thật độc đáo, thu hút, có khả năng truyền cảm hứng làm việc và sáng tạo cho những người tới đây.
Ngoài ra, mỗi người đến Co-working sẽ có một mục đích khác nhau như: Gặp gỡ, giao lưu, tham gia các hội thảo, hay chỉ đơn giản là tìm một không gian chuyên nghiệp, yên tĩnh để làm việc… Bởi vậy, các khu vực trong co-working Space phải được phân chia hợp lý, đảm bảo phục vụ yêu cầu đa dạng của dân công sở.
Một số gợi ý thiết kế cho các Co-working ở Hà Nội
MINISTRY OF NEW (Mumbai, Ấn Độ)
Các Co-working ở Hà Nội có thể được thiết kế theo trường phái cozy, mang đến sự thoải mái cho những người tới đây làm việc, giống như Ministry of New co-working Space (Mumbai, Ấn Độ). Thay vì trang trí những câu quote hay slogan ở khắp nơi, co-working này chú trọng tối ưu màu sắc, ánh sáng tự nhiên và kết hợp khéo léo đồ nội thất mang đặc trưng của văn hóa Ấn Độ, tạo cảm giác vừa độc đáo, lại vừa quen thuộc cho những vị khách tới co-working.
NEUEHOUSE HOLLYWOOD (LOS ANGELES, MỸ)
Các kiến trúc sư cũng có thể tham khảo phong cách thiết kế co-working của Co-working Space NEUEHOUSE HOLLYWOOD (LOS ANGELES, Mỹ). Màu sắc ấm áp, cùng đồ nội thất được bài trí chuyên nghiệp, tạo cảm giác vừa hiện đại, vừa có chút xưa cũ của co-working sẽ nuôi dưỡng và kích thích sự sáng tạo của dân công sở khi đến đây.
THE WORK PROJECT (Hong Kong)
Co-working Space The working project (Hongkong) cũng là một gợi ý hay cho các kiến trúc sư khi thiết kế co-working ở Hà Nội. Với nội thất vừa trang nhã, vừa mang một phong cách độc đáo riêng biệt, không gian nơi đây đem lại cảm giác chuyên nghiệp, cao cấp nhưng không hề hào nhoáng, bóng bẩy, khiến những người đến đây có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Ngoài ra, phần trần được thiết kế cao cũng tạo không gian thoáng đãng, rộng rãi cho co-working.
ICADVietnam nhận tư vấn thiết kế Co-working MIỄN PHÍ từ các kiến trúc sư hàng đầu tại: https://icadvietnam.vn/van-phong-sang-tao